* Linh Thứu sơn ( Gridhrakuta ) nằm ở Rajgir thuộc bang Bihar phía đông Bắc Ấn cách Bồ đề Đạo tràng 70 km, và cách Đại học phật giáo Nalanda 11 km về hướng Tây Nam. Linh Thứu sơn là một trong những Phật tích quan trọng, nơi có hương thất của Đức Thế Tôn, động tu của Tôn giả Xá lợi phất và Tôn giả A nan… Đỉnh núi do Vua Tần bà sa la (Bimbisara) cho khai phóng cúng dường Phật và Tăng đoàn.
* Linh Thứu sơn tiếng Pāli là Gijjhakuta, nghĩa là ngọn núi Chim kên kên (Vulture’s Peak), trên đỉnh có mỏm đá giống chim kên kên, là loài chim rất phổ biến ở Ấn Độ. Từ trên đỉnh nh́n thấy toàn cảnh thành Vương Xá ,Theo truyền thuyết tại núi này, Đức Phật đă thuyết giảng nhiều bài kinh quan trọng , các kinh Đại thừa như "Đại Bát Nhă Ba-la-mật-đa", "Kinh Vô Lượng Nghĩa", "Kinh Phật Thuyết Pháp Hoa Tam Muội".... trong đó có Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharmapundarika Sutta). là bộ kinh quan trọng của Đại thừa Phật giáo, là kim chỉ nam của hành giả Pháp Hoa tông. Trong kinh này, Đức Phật khẳng định Phật tính b́nh đẳng trong tất cả chúng sinh, không phân biệt nữ nam, quư tiện v́ ai cũng có Phật tánh và sẽ thành Phật, thông qua lời tuyên ngôn của Phật: “Ta là Phật đă thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Nhiều địa danh nơi đây có trong tich truyền của Kinh Phap Hoa.
* Trước khi đến đỉnh núi Linh Thứu, những địa điểm được đánh dấu, nơi vua Tần Bà Sa La xuống kiệu để thân hành viếng thăm Đức Phật. Các thạch thất của Tôn giả A Nan, tảng đá mà xưa kia Đề Bà Đạt Đa (Devadatta),lăn xuống để giết Đức Phật, thạch thất của Tôn giả Xá Lợi Phất (Sāriputta), thạch thất của Tôn giả Ma Ha Ca Diếp, Mục Kiền Liên…. Trên cùng là hương thất của Đức Phật, gần mỏm đá được cho là giống cái đầu con chim kên kên, nơi đức Phật thường ngự khi Ngài dừng chân tại Linh Thứu. Đây là điểm cao nhất của ngọn núi này. Từ đây chúng ta có thể quan sát quanh khu vực này cho dù các cảnh vật rất xa.
* Hương thất của Đức Phật, hiện là một nền gạch tưởng niệm khoảng 3 mét vuông để đánh dấu vị trí chỗ thường ngự của Đức Phật hơn 2.500 năm về trước. Các đoàn hành hương, chiêm bái thường làm lễ và cầu nguyện trong phạm vi hương thất này.