Bodh Gaya - Bồ Đề Đạo Tràng
07.12.2015
* Bồ Đề Đạo Tràng ( Bodhgaya) được xây dựng vào khoảng 300 năm trước công nguyên, với diện tích 30,000 mét vuông, bao gồm nhiều Thánh tích Phật giáo quan trọng như Tháp Đại Giác, cây Bồ Đề, ṭa Kim Cương, bảy địa điểm Đức Phật đă ngồi suy tưởng trong bảy tuần đầu sau khi thành đạo và quần thể các ṭa tháp cổ.  Đây là một trong bốn Thánh tích của Phật giáo, là nơi Thái tử Tất Đạt Đa đă ngồi thiền định dưới cây Bồ đề, giác ngộ và chứng được đạo Chính đẳng chính giác. Ba Thánh tích c̣n lại là vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) - nơi Đức Phật đản sinh, vườn Lộc Uyển (Sarnath) - nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên và Câu Thi Na (Kusinara) - nơi Đức Phật nhập Niết Bàn.
* Sau sáu năm hành tu khổ hạnh mà không đạt được giải thoát, Đức Phật, khi đó c̣n chưa thành đạo đă quyết định từ bỏ con đường khổ hạnh hành xác mà thực hành trung đạo. Ngài liền đi đến Giác Thành (Senani), sau khi xuống sông tắm rửa và thọ nhận bát sữa tươi cúng dường của người con gái ḍng Bà la môn, Sujata, ngài liền đi tới gốc cây Bồ đề, ngồi quay mặt về hướng Đông, thiền định và thệ nguyện rằng nếu như không Giác ngộ th́ sẽ không rời khỏi chỗ này. Sau bốn mươi chín ngày thiền định, vượt qua mọi sự quấy nhiễu của Ma vương, ngài đă chứng được đạo Vô thượng, giải thoát hoàn toàn, trở thành bậc Thế-tôn Thích Ca Mâu Ni Phật.
* Tháp Đại Giác được Vua A-Dục xây dựng vào khoảng 250 năm sau khi đức Phật nhập Niết-bàn nhằm để tưởng niệm nơi thành đạo của Đức Phật Thích Ca. * * Bức tượng Phật lớn mạ vàng trong tháp Đại Giác (Mahabodhi Temple) tại Bồ Đề Đạo Tràng. tượng nằm ngay tại vị trí mà Đức Phật đă thiền định, mặt hướng về phía đông, lưng quay lại với cây Bồ Đề. bức tượng này khoảng 1700 tuổi (08.12.2015)
* Bồ Đề Đạo Tràng có một tháp lớn, sau tháp nầy là cây Bồ Đề rất lớn, tại nơi gốc cây có một Kim Cương Ṭa chính là nơi Thái Tử đă ngồi tham thiền nhập định 49 ngày đêm đến lúc Ngài hoát nhiên đại ngộ thành bậc chánh đẵng chánh giác.
* Theo lịch sử ghi lại cây Bồ Đề này đă ba lần bị đốn ngă nhưng lành thay sau khi bi chặt từ dưới gốc lại đâm chồi lên và tồn tại xanh tươi cành lá xum xuê cho đến ngày nay. Lần thứ nhất bị chặt đó là trước khi vua A Dục (Asoka, lên ngôi năm 273 trước tây lịch, làm vua được 37 năm) chưa phát tâm theo Phật Giáo. Lần thứ hai, sau khi vua phát tâm theo Phật giáo, Ngài thường đến nơi cây Bồ Đề để tưởng nhớ đức Phật, hoàng hậu phẩn nộ nên sai quân lính đến chặt phá cây Bồ Đề. Lần thứ ba khi giặc Hồi Giáo xâm lăng Ấn Độ đă chặt phá cây Bồ Đề
   Mặc dù đă trải qua bao lần tàn phá như vậy cây Bồ Đề nguyên thủy nơi đức Phật Thành Đạo đến nay cành lá vẫn tỏa rộng xanh tươi như giáo pháp của Ngài đang tỏa sáng khắp thế giới.